Bỏ túi kinh nghiệm leo núi ngay

kinh nghiệm leo núi

Giới trẻ hiện nay có những xu thế di du lịch rất độc đáo và mới lạ. Thay vì du lịch biển thì leo núi cũng là hình thức được đông đảo bạn trẻ thích thú. Để đảm bảo sự an toàn nhưng vẫn thu hút thì những ai đang có ý định  thì nhanh tay bỏ túi kinh nghiệm leo núi ngay cho mình.

Thời gian leo núi

Leo núi trong nước thì hãy chọn thời điểm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 bạn nhé. Đây là mùa khô ráo, phù hợp cho các phượt thủ di chuyển. Cần xem xét địa hình núi để chọn chính xác thời gian leo núi, tránh trường hợp chọn vào những mùa mưa, leo rất dễ nguy hiểm. 

kinh nghiệm leo núi
Kinh nghiệm – thời gian leo núi

Luyện tập cẩn thận trước khi hành trình leo núi

Kinh nghiệm leo núi cho thấy sức khỏe là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến cả quá trình chuyến đi. Hãy trang bị cho mình sức khỏe thật tốt bằng việc luyện tập: chạy bộ,tập nhóm cơ, tăng cường các chất, thuốc bổ, tăng sức đề kháng. Cho dù bạn đam mê hay yêu thích leo núi như thế nào nhưng nếu bị các bệnh về tim, huyết áp…thì tuyệt đối không nên mạo hiểm tham gia.

kinh nghiệm leo núi
Luyện tập – kinh nghiệm leo núi

Chuẩn bị hàng trang, vật dụng cho chuyến đi

Hành trang: Cho dù chuyến đi ngắn ngày hay dài ngày thì hãy cố gắng mang theo hành trang gọn, nhẹ, không cồng kềnh. Sử dụng những trang phục phục vụ đi leo núi, rộng, những đôi giày có độ ma sát, chống trơn trượt

Vật dung:  Mang đầy đủ vật dụng cho chuyến leo núi, quan trọng có cả đèn pin và các vật dùng mở đường nếu cần. Gậy,đồng hồ, điện thoại, khăn, gang tay….là những vật dụng nên mang bên mình để tránh trường hợp những tai nạn không may xảy ra.

kinh nghiệm leo núi
Những vận dụng cần cho chuyến đi leo núi

Nước uống, thực phẩm: Đây là thành phần vô cùng quan trọng. Uống nước đúng cách để vừa tiết kiệm vừa mang hiệu quả. Uống từng ngậm nhỏ một và ngậm từ từ. Bình nước nên để những chỗ dễ lấy. Thực phẩm là những đồ dự trữ được: lương khô, vừa cung cấp đủ, vừa tiện khi mang.

Một số lưu ý khi bắt đầu hành trình

Kinh nghiệm leo núi của những phượt thủ cho thấy sự chuẩn bị từ đầu về  mọi thứ là phương án hiệu quả cực kỳ. Nắm rõ tính chất núi rừng, tính toán các trường hợp xảy ra để lên phương án dự trù. Trong núi, rừng các sinh vật nguy hiểm như vắt, rắn, bọ cạp… Hãy đến ngay các tiệm thuốc để mua thuốc chống sự tấn công của chúng. Chân là bộ phận trực tiếp tiếp xúc nhiều nhất, nên hãy bảo vệ đôi chân bằng các vật dụng: Giày, mặc quần áo bảo hộ leo núi. Trong quá trình nghỉ ngơi thì chọn lựa những khoảng không thoáng đáng. Không được vội vàng ăn hay uống đồ rừng khi chưa biết nguồn gốc và độ an toàn.

kinh nghiệm leo núi
Kinh nghiệm leo núi – cho một hành trình

Một kinh nghiệm leo núi quan trọng nữa là không nên hoặc hạn chế đi leo núi một mình. Nên tổ chức đi theo nhóm, hội vừa đảm bảo độ thích thú vừa an toàn, bảo vệ nhau những lúc gặp điều không hay.

Khi leo núi cần chú ý một số kỹ thuật an toàn 

Kỹ thuật lên dốc

Cần dồn nhiều sức lực vào thời điểm này. Để lên dốc một cách nhẹ nhàng hơn thì ngoài việc sử dụng các đôi giày đảm bảo độ an toàn thì cần giữ cho hơi thở đồng đều, điều hòa tránh trường hợp thở hổn hển. Sử dụng thêm các cây gậy để tăng sức, có thể nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngăn. Nhờ sự hỗ trợ của các cộng sự để tạo sức mạnh. Kinh nghiệm leo núi khi lên dốc là không lên đồng thời mà nối tiếp nhau. Người cuối cùng cũng nên kiểm tra một lần thật kỹ các trang bị của đoàn.

kinh nghiệm leo núi
Kinh Nghiệm – Leo lên dốc

Kỹ thuật xuống dốc

Trải qua sự mệt nhằn mất sức để lên dốc thì xuống dốc càng pahor cẩn thận hơn. Không được đi nhanh mà phải khom người đi từ từ. Men theo các lối nhỏ nếu có. Nếu dốc cao thì hãy sử dụng kết hợp cả tay để níu vào các dây, cành xung quanh, trọng lực đổ về chân trước.

Tuột dây xuống núi

Hãy sử dụng dây để tuột xuống nếu dốc núi quá đứng đảm bảo an toàn mà di chuyển khá nhanh.

Công cụ là một sợi dây dài tùy độ dốc nhưng đảm bảo chắc chắn, an toàn và sử dụng gang tay khi tuột.Đây là cách cũng khá mạo hiểm, hãy tìm hiểu thêm cách thức thực hiện của những người đi trước.

kinh nghiệm leo núi
Kinh Nghiệm – khi xuống dốc

Cách thức leo núi vách đá

Bao gồm leo tay không và leo có trang bị

Leo tay không: Nếu leo vách đá bằng tay không thì cần có một thân hình dẻo dai, đôi tay vững chắc, và kỹ năng giữ thăng bằng cơ thể

Leo có trang bị: Cũng tương tự leo tay không nhưng bên cạnh đó kết hợp với các dụng cụ như búa, dây, biton

kinh nghiệm leo núi
Kinh nghiệm – khi leo vách đá

Khi leo vách đá thì phải giữ cho bản thân tinh thần thép, không đùa giỡn với bạn đồng hành khi đang leo, tránh leo vào những vách đá có rêu bám , không sử dụng gang tay để tránh bị trơn trượt. Đã leo thì nên leo cùng các bạn cộng sự để có sự hỗ trợ cho nhau.

kinh nghiệm leo núi
Kỹ thuật leo núi

Những kinh nghiệm leo núi trên nhìn có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế ra cần phải luyện tập và chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đồng thời phải trang bị cho mình rất nhiều thứ và quan trọng là một sức khỏe tốt. Nếu bạn là người yếu thích, đam mê leo núi thì hãy bỏ túi kinh nghiệm leo núi trên để có những chuyến đi kỳ thú, vui vẻ nhưng vẫn an toàn.

Câu hỏi thương gặp

Luyện tập trước khi leo núi

Cần luyện tập như chạy bộ,tập nhóm cơ, tăng cường các chất, thuốc bổ, tăng sức đề kháng. Cho dù bạn đam mê hay yêu thích leo núi như thế nào nhưng nếu bị các bệnh về tim, huyết áp…thì tuyệt đối không nên mạo hiểm tham gia.

Kỹ thuật leo núi như nào

Để lên dốc một cách nhẹ nhàng hơn thì ngoài việc sử dụng các đôi giày đảm bảo độ an toàn thì cần giữ cho hơi thở đồng đều, điều hòa tránh trường hợp thở hổn hển. Sử dụng thêm các cây gậy để tăng sức, có thể nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngăn. Nhờ sự hỗ trợ của các cộng sự để tạo sức mạnh

Leo núi cần mang nhưng vật dụng gì

Vật dụng cần mang đèn pin, Gậy,đồng hồ, điện thoại, khăn, gang tay, nước uống, thực phẩm, lương khô, vừa cung cấp đủ, vừa tiện khi mang.

leo núi khi nào là phù hợp nhất

Leo núi trong nước thì hãy chọn thời điểm mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4

0 Shares:
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like